Đối với những bà con chăn nuôi gà thì đã quá quen thuộc với căn bệnh tụ huyết trùng, bởi vì đây là căn bệnh phổ biến và thường xảy ra với đàn gà. Do vậy, bệnh tụ huyết trùng ở gà nguyên nhân, và cách điều trị hiệu quả, sẽ mang đến cho bà con kinh nghiệm trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc.
Nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà xảy ra nhanh chóng, đột ngột, do vậy khiến người chăn nuôi không thể ngờ đến, lại gây ra những hậu quả nặng nề, thiệt hại về kinh tế. Nó rất dễ lây nhiễm sang những con gà khỏe mạnh. Chính vì vậy khi bà con biết nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà sẽ có cách ngăn ngừa hiệu quả.
Được biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân là do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Pasteurella multoccida gây ra, bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể phát sinh ở mọi giai đoạn, diễn biến nhanh, gây chết hàng loạt.
- Sáng chế máy nông nghiệp, chăn nuôi giúp các hộ gia đình khởi nghiệp thành công.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường bùng phát trong giai đoạn chuyển mùa, khi mà thời tiết có sự thay đổi đột ngột, và giai đoạn gà được 2 tháng tuổi trở lên là xảy ra nhiều nhất.
Trong đó, bệnh trải qua các giai đoạn với các triệu chứng như:
– Thể cấp tính: Giai đoạn này bệnh tụ huyết trùng phát triển nhanh chóng, khiến cho bà con không thể phát hiện kịp thời, chỉ kéo dài trong khoảng 1- 2 tiếng sẽ khiến cho gà bị chết. Với các biểu hiện như:
+ Gà ủ rũ, chết đột ngột.
+ Da gà chuyển sang tím tái.
+ Chảy nước mũi có thể lẫn với một ít máu.
+ Tai, tích gà bị sưng phồng lên.
– Thể cấp tính:
+ Gà bị sốt cao, thậm chí lên đến 42- 43 độ C.
+ Gà bỏ ăn, ủ rũ, lông gà xù lên, gà di chuyển rất chậm chạp.
+ Mũi và miệng có chảy dãi, dịch có lẫn máu.
+ Phân gà lòng có màu nâu.
+ Gà khó thở.
+ Mào gà, yếm gà tím bầm do bị tụ máu.
+ Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, gà sẽ bị chết do ngạt thở.
– Thể mãn tính:
+ Yếm gà sưng lên, phù thủng khiến gà bị đau đớn.
+ Yếm gà bị hoại tử cứng lại.
+ Gà gầy còm, yếu ớt.
+ Phân gà lỏng có màu vàng.
+ Màng não có thể bị hoại tử.
Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Để ngăn ngừa và phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà có hiệu quả, bà con tốt nhất nên thực hiện các biện pháp như sau:
– Vệ sinh chuồng trại nuôi gà bằng cách khử trùng chuồng nuôi với thuốc Ioguard 300 hay Beastaquam- S với liều lượng từ 2- 4ml/ 1 lít nước, sau khoảng 1- 2 tuần phun khử trùng 1 lần.
– Khử trùng chuồng trại và cả những khu vực xung quanh trong vòng 1 tháng, bằng thuốc UL Traxide với liều lượng từ 4- 6ml/ 1 lít nước.
– Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất, cùng với các chất điện giải vào lẫn thức ăn của gà.
– Sử dụng thuốc kháng sinh trước khoảng 1- 2 tuần khi thấy thời tiết thay đổi.
Hiện nay trong lĩnh vực sáng chế máy nông nghiệp đang có rất nhiều các sản phẩm khác nhau có thể đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi của đông đảo bà con nông dân. Công ty CPĐT Tuấn Tú cũng luôn tự hào sở hữu cho mình những loại sáng chế máy nông nghiệp được đánh giá cao trên thị trường, cho năng suất cao, tiết kiệm tối đa thời gian, sức lao động. Để có được thông tin chi tiết về các dòng máy, bà con vui lòng truy cập vào website khomay3a.com.