Bệnh lý

Đánh giá chi tiết: Bệnh viêm gan B lây qua con đường nào?

Bệnh viêm gan B, hay còn gọi là bệnh viêm gan siêu vi B do một loại virus hướng gan gây ra. Khi bị nhiễm loại virus này, người bệnh thường không có những biểu hiện hay triệu chứng cụ thể.

Tuy nhiên, một số ít khác sẽ có những dấu hiệu rõ ràng như chán ăn, vàng da, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sợ thức ăn chứa chất đạm, nhiều dầu mỡ, nước tiểu đục,…Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan, dẫn đến tử vong.

Vậy để phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm và bảo vệ cho chính mình thì phải biết được viêm gan B lây nhiễm qua con đường nào và lây nhiễm như thế nào. Hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Xem thêm:

Khi bị suy nhược cơ thể nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh?

Cách chữa bệnh trĩ với bài thuốc dân gian an toàn mà hiệu quả

Viêm gan B lây nhiễm qua đường máu

Bạn có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh khi dùng chung kim tiêm với người bệnh hay qua truyền máu (trường hợp người cho máu mắc viêm gan B). Thông qua đường máu, virus viêm gan B sẽ từ từ xâm nhập vào cơ thể bạn và phát triển thành bệnh.

viem-gan-b-lay-qua-duong-mau
Viêm gan B lây qua đường máu

Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân cũng là một con đường phổ biến để truyền nhiễm bệnh.

Chẳng hạn, khi người bệnh sử dụng dao cạo hay bàn chải đánh răng thì không tránh khỏi bị trầy xước da, nếu bạn sử dụng chung thì sẽ rất dễ lây bệnh. Việc xăm hình hay xỏ lỗ tai bằng vật dụng kém vệ sinh cũng tương tự.

Viêm gan B lây nhiễm qua đường tình dục

Đối với người bị viêm gan B, nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người đó thì chắc chắn, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ rất cao.

viem-gan-b-lay-qua-duong-tinh-duc
Viêm gan B lây qua đường tình dục

Viêm gan B lây nhiễm qua đường từ mẹ sang con

Đây là con đường thứ 3 mà virus có thể lây nhiễm. Khi người mẹ bị viêm gan B thì nguy cơ truyền bệnh sang con là gần như chắc chắn. Nếu không có các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa thì nguy cơ lây truyền này lên đến 90%.

viem-gan-b-lay-tu-me-sang-con
Viêm gan B lây từ mẹ sang con

Chính vì vậy, trẻ sẽ phải được tiêm phòng trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh để làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh từ mẹ.

Một số lưu ý đối với viêm gan B:

– Nếu chưa có miễn dịch với virus viêm gan B, hãy đến cơ sở y tế để tiêm phòng kịp thời.

– Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

– Nên đi khám sức khỏe định kì 3 tháng một lần để phòng ngừa hiệu quả.

– Đối với người đã bị viêm gan B, nên tự tạo cho mình lối sống khoa học, vui vẻ, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.

– Hạn chế bia rượu ở mức thấp nhất có thể. Vì rượu, bia là nguyên nhân dẫn đến viêm gan B và làm bệnh phát triển mạnh.

– Đến bệnh viện ngay khi phát hiện bệnh để kịp thời chữa trị.

– Có chế độ ăn uống phù hợp nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, cá biển, các loại thịt trắng,…, không ăn đồ cay nóng, dầm mỡ nhiều.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *