Mẹo vặt

So sánh giữa chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký điện tử và chữ ký số ngày nay đang được sử dụng khá phổ biến trong tất cả các giao dịch điện tử với những lợi ích đặc biệt mà chúng mang lại. Vậy sự khác biệt giữa chữ ký điện tử và chữ ký số là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu về hai loại chữ ký này để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn.

a. Khái niệm 

Chữ ký điện tử là đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu, bao gồm: hình ảnh, video, văn bản…. Chữ ký điện tử thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử với mục đích chứng thực tác giả đã ký vào dữ liệu đó. Chữ ký điện tử là một thay thế cho chữ ký viết tay của cá nhân hay doanh nghiệp.
Chữ ký số là thông tin đi kèm theo các tài liệu điện tử như Word, Excel, PDF,…; hình ảnh; video… nhằm mục đích xác nhận chủ sở hữu dữ liệu đó. Chữ ký số có đặc điểm là mã hóa tài liệu và nhúng vĩnh viễn thông tin vào đó. Nếu người dùng cố gắng thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong tài liệu thì nó sẽ bị vô hiệu hóa.

chữ ký số

b. Ứng dụng 

Chữ ký điện tử được ứng dụng trong việc ký kết hợp đồng làm ăn với các đối tác qua trực tuyến. Chữ ký điện tử được dùng nhiều trong các trường hợp kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan,…

Cùng với đó, để bảo đảm an toàn cho các giao dịch trực tuyến, chúng ta cần phải sử dụng đến chữ ký số. Chữ ký số tương đương với chữ ký tay nên có giá trị sử dụng trong các ứng dụng giao dịch điện tử. 

c. So sánh chữ ký điện tử và chữ ký số

– Giống nhau: Đều thay thế cho chữ ký viết tay truyền thống và được sử dụng trong các giao dịch trực tuyến. 

– Khác nhau: 

  + Chữ ký điện tử: được dùng để xác minh một tài liệu, bởi vậy so với chữ ký điện tử, chúng dễ bị giả mạo hơn. Một chữ ký điện tử sẽ là một chữ ký số nếu như nó sử dụng một phương pháp mã hóa nào đó để đảm bảo chắc chắn tính toàn vẹn và tính xác thực của thông điệp dữ liệu.

  + Chữ ký số: được dùng để bảo mật một tài liệu dựa trên thiết kế ID kỹ thuật số có chứng chỉ. Có thể hiểu chữ ký số là một phần của chữ ký điện tử nhưng có tính bảo mật vào an toàn cao hơn, nhất là khi sử dụng chúng với các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhìn chung, mỗi loại chữ ký đều có những tính năng riêng. Để tối ưu hóa hiệu quả của chúng, người sử dụng cần nắm rõ đặc thù cũng như tính chất của từng loại chữ ký số và chữ ký điện tử. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp có những cuộc giao dịch hợp đồng trực tuyến hiệu quả và an toàn.
https://benhthuonggap.net/

https://benhthuonggap.net/meo-vat/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *