Mẹo vặt

Những vấn đề cần lưu ý khi chăm em bé mới sinh

Lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ khiến bạn rất bối rối trong việc chăm chăm em bé mới sinh như thế nào cho đúng cách. Có thể hơi bối rối khi có quá nhiều thứ phải học, quá nhiều thứ để thích nghi sau khi em bé chào đời.

Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được nhu cầu của bé và những lưu ý để chăm sóc em bé sơ sinh đúng cách nhé.

Chăm em bé mới sinh luôn cần theo dõi nhiệt độ của trẻ

Lưu ý đầu tiên khi chăm em bé mới sinh là nhiệt độ của bé. Bạn nên mua nhiệt kế để đo nhiệt độ cho trẻ bất cứ lúc nào. Khi phát hiện bé bị sốt, bạn nên đo nhiệt độ cho bé rồi mới cân nhắc có nên cho bé uống thuốc hạ sốt hay không. Tùy theo thân nhiệt của bé mà bạn có thể điều chỉnh cách chăm sóc bé cho phù hợp:

  • Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5 ° C.
  • Nếu thân nhiệt của bé thấp hơn 36,5 ° C, bạn cần ủ ấm ngay.
  • Nếu nhiệt độ của bé cao hơn 37,5 ° C, bạn nên bỏ bớt khăn, chăn, quần áo, mũ, tất, cho bé bú nhiều hơn và theo dõi nhiệt độ của bé cẩn thận.
  • Nếu nhiệt độ của bé cao hơn 38 ° C, bé đã bị sốt. Bạn thực hiện như trên, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.

cham-em-be-moi-sinh

Luôn theo dõi nhiệt độ khi chăm em bé mới sinh

Khi đo nhiệt độ cho bé, bạn nên chú ý đến nơi lấy nhiệt độ cho bé:

  • Ở nách: Bạn kẹp nhiệt kế vào nách bé và giữ trong khoảng 2 phút, nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,50C là nhiệt độ thực của bé.
  • Ở hậu môn: Bạn đưa nhiệt kế vào hậu môn của bé và giữ nguyên trong vòng 1 phút, nhiệt độ đo được ở hậu môn là thân nhiệt thực của bé.

Chăm em bé mới sinh hay bị khóc đêm

Một số bé sẽ hay quấy khóc về đêm (gọi là khóc dạ đề, Tây y gọi là hội chứng Colic). Khóc dạ đề thường gặp ở trẻ từ 2 đến 16 tuần tuổi. Cơn khóc thường kéo dài khoảng 3 tiếng trở lên và thường xuất hiện vào buổi chiều và tối. Ngoài một số bệnh lý ở trẻ sơ sinh cần được bác sĩ nhi khoa khám và loại trừ thì Colic là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ quấy khóc đêm. Khóc dạ đề xảy ra ở một phần ba số trẻ sơ sinh và tự khỏi mà không cần điều trị. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hội chứng Colic để chăm sóc em bé sơ sinh khóc đêm.

Chăm em bé mới sinh phải lưu ý tình trạng vàng da của trẻ

Tình trạng vàng da khá phổ biến. Nhiều thống kê cho thấy 25-30% trẻ sinh đủ tháng và gần 100% trẻ sinh non, cân nặng dưới 1,5kg bị vàng da.

Khi chăm em bé mới sinh phải lưu ý tình trạng vàng da của trẻ bởi nó rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, bạn cần đưa bé đi khám ngay nếu thấy bé có dấu hiệu vàng da.

cham-em-be-moi-sinh

Bệnh vàng da rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời

Xin lưu ý rằng vàng da chỉ được coi là vàng da sinh lý tại thời điểm khám nếu đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Vàng da xuất hiện 24 giờ sau khi sinh.
  • Bé bị vàng da và biến mất trong vòng 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non.
  • Vàng da nhẹ (chỉ ở mặt, cổ, ngực).
  • Chỉ vàng da và không có các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lười ăn …
  • Nồng độ billirubin / máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng.
  • Tỷ lệ tăng billirubin / máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Nếu bé có bất thường với một hoặc nhiều yếu tố trên thì vàng da của bé sẽ được coi là vàng da bệnh lý, cần theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt. Lưu ý, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chỉ có thể điều trị các trường hợp vàng da nhẹ nhưng sẽ giúp bạn theo dõi mức độ vàng da của bé dễ dàng hơn khi chăm sóc em bé sơ sinh.

Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã chia sẽ tới các bạn những lưu ý khi chăm em bé mới sinh. Nếu còn thắc mắc gì đừng quên để lại bình luận cho chúng tôi được biết các bạn nhé!

Liên Hệ Tư Vấn Miễn Phí 24/7: 0901 100 263 – 0948 062 227 – 0962 832 349

Xem Thêm Bài Viết Khác Tại Đây

Xem Thêm Tin Tức Khác Tại Đây