Kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới dùng bạt lót
Kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới dùng bạt giúp ngăn được đáng kể các vi khuẩn phát tán theo không khí xâm nhập vào ao nuôi tôm cũng như điều chỉnh được nhiệt độ cần thiết. Những điểm lưu ý chính chính bao gồm:
Kỹ thuật đào ao nuôi tôm trong nhà lưới: Ao nuôi tôm được đào ân xuống lòng đất khoảng từ 1,7m-22m; Vị trí ao nuôi nếu có nước luân chuyển ra vào thường xuyên càng tốt hoặc dùng máy để bơm định kỳ luân chuyển một phần nước. Độ dốc khi đào ao đảm bảo xiên khoảng 60 độ trở lên. Đáy ao có hướng dốc về một bên để tiện thu hoạch; Có thể căn cứ vào độ rộng để thiết kế những luống xiên hỗ trợ dọn bùn và chất bẩn cũng như thu hoạch tôm.
Kỹ thuật phơi đáy ao nuôi tôm trong nhà lưới: Trước khi trải bạt cần phải phơi ao nhằm tránh sự “nổi đáy” của ao nuôi tôm. Trong trường hợp không khắc phục được phải dùng tới phương pháp phân rãnh thả ống thu gom nước đáy ao trước và trong khi thao tác lót bạt cho ao nuôi tôm.
Trải bạt ngăn ô nhiễm nguồn nước: Chọn loại bạt HDPE tốt hay rẻ tùy thuộc vào túi tiền của nhà đầu tư; nên chọn loại bạt HDPE màu đen bóng mịn và được sản xuất từ nhựa nguyên sinh chịu lực kéo tốt sẽ an toàn hơn trong quá trình canh tác. Ghép bạt phải đúng kỹ thuật bao gồm: may gập và hàn ghép, dán keo hoặc kid nhựa; lưu ý, kỹ thuật kid nhựa an toàn khi sử dụng loại bạt dày.
Kỹ thuật cân bằng nhiệt độ trong nhà lưới nuôi tôm: Thông thường, khi nhiệt độ trên mặt nóng thì dưới lòng đất lại lạnh và ngược lại do vậy phương pháp đào ao âm xuống 1,7-2m đã giúp tạo được sự cân bằng nhiệt độ trên và dưới mặt đất, tạo sự ổn định cần thiết so với hồ nổi 100%.
Lắp đặt hệ thống sục khí: Hệ thống sục khí trong nhà lưới nuôi tôm cũng có kỹ thuật giống như hệ thống sục khí các ao nuôi tôm khác; mục đích làm tăng lượng ô xy trong không khí khi mật độ nuôi tôm ngày càng cao, theo thông tin từ nhaluoi.net.
Ưu điểm nuôi tôm trong nhà lưới
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh so với nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ và nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà lưới có thể nuôi liên tục, từ 3 – 4 vụ/năm. Nhờ nuôi trong nhà lưới nên người nuôi dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh, tôm sinh trưởng và phát triển nhanh.
– Ao nuôi được thiết kế trong nhà lưới, đáy ao trải bạt.
– Do không bị ảnh hưởng nhiều từ môi trường tự nhiên nên môi trường ao nuôi ít biến động. Nhiệt độ nước ao nuôi ổn định từ 29- 30oC.
– Nhiệt độ ngày đêm chỉ dao động từ 1- 1,5 oC.
– Từ nguồn nước tự nhiên, sau khí lắng lọc, đưa vào ao nuôi, rồi được xử lý bằng hóa chất, kháng sinh tạo pH, kiềm, vi sinh cho tôm nuôi. Do nước ao nuôi hoàn toàn nhân tạo và hạn chế được ảnh hưởng bên ngoài tự nhiên, nên môi trường ao nuôi trong mô hình này rất ổn định, đồng thời tăng hiệu quả khi điều chỉnh môi trường ao nuôi.
– Mô hình này có thể hạn chế 70% lây lan của mầm bệnh. Chính nhờ các ưu điểm này, nên có thể thả tôm mật độ cao từ 200 – 400 con/m2, có thể nuôi từ 3 – 4 vụ/năm, tôm nuôi lớn nhanh, đạt năng suất cao hơn.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh khá cao, ứng dụng khoa học công nghệ, các nghiên cứu mới vào sản xuất, tạo ra số lượng hàng hóa lớn, thuận lợi cho việc chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Tham khảo bạt lót: vaidiakythuatvietnam.com.vn
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: